Vỏ trấu vốn là phần ngoài bao bọc lấy hạt gạo, là sản phẩm thừa trong quá trình xay xát lúa. Tuy nhiên, đây loại là một loại vật liệu có nhiều công dụng trong sản xuất, làm đẹp và cả trong nông nghiệp. Hôm nay, hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu 3 công dụng của vỏ trấu trong nông nghiệp nhé!
Công dụng 1: Vỏ trấu chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cây
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong vỏ trấu có nhiều chất dinh dưỡng như Kali, Canxi, Photpho và các chất hữu cơ khác. Với công dụng này, vỏ trấu có thể dùng để ủ làm phân bón hoặc trộn với đất để tự phân hủy thành các dinh dưỡng có lợi cho cây. Hiện nay, vỏ trấu đã được chế biến thành một số chế phẩm như vỏ trấu hun để tiện cho việc sử dụng.
Công dụng 2: Vỏ trấu được sử dụng làm chất độn trong đất
Vỏ trấu khả năng giữ nước tốt. Đất được trộn thêm vỏ trấu, kết hợp với các chất độn khác như xơ dừa, bã mía có kết cấu được cải thiện rõ rệt. Đất tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm được duy trì tốt, nhờ đó mà cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Với công dụng này, vỏ trấu là một nguyên liệu không thể thiếu khi cải tạo đất, trồng các loại hoa, cây cảnh như hoa lan, sen đá và các loại rau màu thổ canh, thủy canh.
Công dụng 3: Vỏ trấu dùng để ươm cây con
Một công dụng khác của vỏ trấu không thể không kể đến chính là ứng dụng trong việc ươm cây con. Vỏ trấu được rải trên trên hạt giống, bảo vệ giúp hạt giống không trôi, chắn gió, mưa, giữ độ ẩm cho quá trình nảy mầm. Vỏ trấu rất nhẹ khi hạt giống nảy mầm và phát triển sẽ trồi lên khỏi vỏ trấu.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Comments