Nhờ sự phù hợp của thổ nhưỡng và khí hậu, cúc vàng sinh trưởng khá tốt ở Việt Nam. Tuy nhiên, loài hoa này cũng dễ mắc phải một số loai bệnh hại, đặc biệt là những loại bệnh có nguyên nhân do nấm. Hôm nay, hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao tìm hiểu 3 loại bệnh do nấm gây ra trên hoa cúc vàng nhé!
1. Bệnh thối nụ bông trên hoa cúc do nấm Alternaria dianthi
Nguyên nhân gây bệnh: nấm Alternaria dianthi
Dấu hiệu nhận biết:
Nụ hoa co nhăn lại, cánh hoa bị thối đen từ bên trong. Trên lá xuất hiện những vết bệnh hình tròn hoặc bất định, màu xám nâu hoặc đen. Bệnh thường lan từ mép lá vào trong phiến lá, chung quanh có quầng vàng rộng. Nấm thường tấn công trên những lá già.
Bệnh làm bông bị thối hư và lây lan rất nhanh. Những cây bệnh sẽ cho ít bông, xơ xác. Bệnh nặng làm cho cả lá bị cháy khô, giảm khả năng quang hợp, cây kém phát triển,
Cách phòng trừ:
- Giữ vườn cây thông thoáng, hạn chế môi trường ẩm mốc khiến nấm sinh sôi.
- Khi cây bị bệnh hạn chế phun phân bón lá chứa đạm, bón thừa đạm sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
- Thăm vườn thường xuyên, khi phát hiện cây bị bệnh cần nhanh chóng tiêu hủy.
- Khi phát hiện bệnh, sử dụng một trong các loại thuốc: Score 250EC, Nativo 750WG, Bellkute 40WP… để diệt trừ mầm bệnh trong vườn.
2. Bệnh đốm đen trên hoa cúc do nấm Curvularia
Nguyên nhân gây bệnh: nấm Curvularia.
Dấu hiệu nhận biết:
Khi mắc bệnh, mép lá xuất hiện các chấm nâu đen, sau đó lan vào trong phiến lá. Nếu lan ra cả chồi hoa, chồi bị bệnh cũng xoăn lại và héo.
Khi mắc bệnh, lá cây rụng dần, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Nếu mắc bệnh nặng, cây có thể bị chết.
Cách phòng trừ:
- Dùng cây giống sạch bệnh.
- Phát hiện sớm cây bị bệnh để xử lý kịp thời, nhổ bỏ cây bệnh.
- Diệt mầm bệnh tận gốc bằng cách tưới rải các thuốc như: Maneb BTN nồng độ 0.1-0.3%, Topson nồng độ 0.05 - 0.1%
3. Bệnh phấn trắng trên hoa cúc do nấm Oidium chrysanthemi
Nguyên nhân gây bệnh: nấm Oidium chrysanthemi
Dấu hiệu nhận biết:
Bệnh xuất hiện ở lá gốc và lan lên phía trên. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh chuyển sang màu vàng nhạt, xuất hiện các u cục màu trắng xám.
Khi mắc bệnh, lá cây khô héo, vàng và rụng sớm. Hoa có thể không nở hoặc nở lệch về một bên. Bệnh nhẹ gây hại trên lá non, khi chuyển nặng ảnh hưởng đến các bộ phận khác như thân, cành, nụ hoa.
Biện pháp phòng trừ:
- Khi bệnh nhẹ, chỉ cần ngắt bỏ hết các lá bị bệnh. Khi bệnh nặng, cần tiêu hủy cả cây.
- Chú ý bổ sung phân Kali để tăng cường sức đề kháng cho cây
- Dùng một số hóa chất để phòng bệnh như: Trichoderma spp 106 cfu/ml 1% + K-Humate 3.5% + Fulvate 1% + Chitosan 0.05% + Vitamin B1 0.1%(Fulhumaxin 5.65SC) Carbendazim 0.7% + Hexaconazole 4.8% (Vilusa 5.5SC)
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Comments