Thủy canh là một hình thức canh tác nông nghiệp công nghệ cao đang được áp dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này có những ưu, nhược điểm và những điều gì cần chú ý? Hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!.
1. Thủy Canh là gì?
Thủy canh là gì?
Thủy canh là hình thức canh tác nông nghiệp mà rễ cây sẽ được ngâm trong môi trường nước. Thay vì sử dụng đất như các phương thức truyền thống, trong mô hình thủy canh, sẽ có các giá thể để giữ cố định cây và dung dịch thủy canh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Mô hình này có thể được áp dụng cho rất nhiều loại cây trồng. Các loại cây phổ biến trồng thủy canh có thể kể đến như: các loại rau ăn lá (rau cải, rau muống, mồng tơi, rau diếp), các cây ăn quả ngắn ngày (cà chua, ớt, dâu tây),....
Đặc điểm của dung dịch thủy canh
Điều đặc trưng của mô hình này việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây vào đúng thời điểm và đúng liều lượng trong qua dung dịch thủy canh. Các chất dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh cần chứa 3 nhóm nguyên tố sau:
Nhóm nguyên tố đa lượng: P (Photpho), N (Đạm), K (Kali)
Nhóm nguyên tố trung lượng: Magie (Mg), Ca (canxi)
Nhóm nguyên tố vi lượng: Fe (sắt), Bo (Boric), Zn (kẽm),
Dung môi để pha dung dịch thủy canh thường là nước tinh khiết. Về các chất dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng các loại phân bón chuyên dùng cho thủy canh dưới dạng bột hoặc dung dịch.
2. Những mô hình thủy canh phổ biến
Hình thức canh tác thủy canh đã xuất hiện từ rất lâu đời. Theo các nghiên cứu khảo cổ học, từ thời xa xưa, loài người đã sử dụng phương pháp này, tiêu biểu là vườn treo Babylon tại Hy Lạp cổ đại. Song, phải đến thế kỷ 20, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mô hình này mới thực sự được nghiên cứu và sử dụng phổ biến. Hiện nay, các mô hình thủy canh phổ biến nhất là:
Hệ thống thủy canh nhỏ giọt dạng bấc
Hệ thống thủy canh tĩnh
Hệ thống ngập, rút định kỳ
Hệ thống màng dinh dưỡng
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thủy canh hiện nay còn được kết hợp với nuôi trồng thủy sản, tạo nên mô hình aquaponics. Đây là hệ thống sử dụng chất thải từ việc nuôi cá để làm dung dịch thủy canh. Trong mô hình này, các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến là cá rô phi, tôm càng. Không dừng lại ở đó, trên các con tàu vũ trụ của Nasa, các phi hành gia cũng sử dụng phương thức này để trồng rau và làm các thí nghiệm về sự sống.
3. Ưu điểm của thủy canh
Những ưu điểm nổi bật của phương pháp thủy canh có thể kể đến như:
Tiết kiệm nước
Hệ thống thủy canh cung cấp đúng - đủ lượng nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng nên sẽ tiết kiệm được lượng nước đáng kể. Bên cạnh đó, khi sử dụng kết hợp giữa thủy canh và nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng nước sẽ còn được tối ưu hóa hơn nữa.
Tiết kiệm sức người
Do thủy canh có các hệ thống điều khiển tự động nên người trồng không phải mất công tưới nước. Việc bón phân qua dung dịch cũng đơn giản và hiệu quả hơn so với việc bón gốc truyền thống. Vì vậy, mô hình này tiết kiệm đáng kể sức lao động của con người.
Hạn chế thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
Cây trồng thủy canh hạn chế được đáng kể lượng sâu bệnh vì đất chính là môi trường chứa rất nhiều mầm bệnh gây hại. Bên cạnh đó, bạn cũng hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề cỏ dại.
Đảm bảo chất lượng nông sản đồng đều, ổn định
Hiện nay, các mô hình thủy canh đều được thực hiện trong nhà kính khép kín và có hệ thống điều khiển tự động. Các cây trồng cùng sinh trưởng và phát triển trong môi trường ổn định nên sẽ có chất lượng đồng đều và đảm bảo các tiêu chí ATVSTP.
4. Nhược điểm của thủy canh
Chi phí lắp đặt hệ thống thủy canh cao
Hiện chi phí xây dựng nhà thủy canh cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung các hình thức canh tác khác. Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phần như: khung giàn nhà màng, hệ thống nước và các máy bơm chuyên dụng, các bảng điều khiển thông số môi trường tự động,..
Việc kiểm soát thủy canh nghiêm ngặt
Để cây trồng sinh trưởng và phát triển như tiêu chuẩn, bạn cần kiểm soát hệ thống này thường xuyên, có thể cung cấp đúng - đủ lượng dinh dưỡng mà cây trồng cần. Điều này cũng đòi hỏi người trồng phải có những kiến thức chuyên môn về khoa học, kỹ thuật nhất định.
Kết luận:
Trồng rau theo phương pháp thủy canh nhận được chứng nhận hữu cơ của hầu hết các nền nông nghiệp trên thế giới. Dù có những hạn chế nhất định, song đây được đánh giá là một giải pháp nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu. Hy vọng trong tương lai, mô hình này sẽ tiếp tục được nghiên cứu và cải tiến hơn nữa để nền nông nghiệp thế giới chuyển dịch theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Comments