top of page
khanhha28022001namdinh

5 LOẠI CÔN TRÙNG GÂY HẠI PHỔ BIẾN NHẤT Ở DƯA LƯỚI

Các loại côn trùng gây hại luôn là vấn đề được người trồng dưa lưới quan tâm. Khi bị các loại côn trùng tấn công, các bộ phận của cây sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, làm giảm năng suất và chất lượng cây dưa. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu về 5 loại côn trùng gây hại phổ biến ở dưa lưới nhé!




1. RUỒI ĐỤC LÁ

  • Danh pháp khoa học: Liriomyza trifolii.

Ruồi đục lá có kích thước từ 3- 4mm, hình bầu dục, có màu vàng và đen. Bên cạnh dưa lưới, ruồi đục lá còn gây hại trên các cây trồng khác như dưa leo, dưa hấu, bầu, bí, các loại cây họ đậu, cà, ớt,...



  • Biểu hiện gây hại trên dưa lưới

Loại côn trùng này gây hại cho dưa lưới do tập tính đục lá đẻ trứng của chúng. Trứng của ruồi đục lá nằm cố định trong vết châm của ruồi trên lá. Ban đầu trứng có màu trắng sữa, sau chuyển sang màu trắng đục. Khi trứng nở, những ấu trùng con sẽ đục tiếp lá theo hình vòng cung. Do đó, lá cây bị khô héo, vàng giòn và mau rụng.

  • Cách xử lý ruồi đục lá gây hại trên dưa lưới

  • Ngắt bỏ những lá bị bệnh, có chứa trứng ruồi

  • Trong trường hợp ruồi gây hại quá nhiều, người trồng có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị như: Virtako 40WG, Penalty Gold 50EC, Rigell 800WG, Kola 700WG, …

2. NHỆN ĐỎ

  • Danh pháp khoa học: Tetranychus sp

Nhện đỏ có chiều dài tối đa là 0,4mm có 8 chân. Với kích thước này, khi quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy những đốm đỏ nhỏ li ti trên bề mặt lá. Chúng cũng gây hại trên hoa hồng, cà chua, cà tím, dưa leo,...



  • Biểu hiện gây hại trên dưa lưới

Nhện đỏ thường gây hại ở mặt dưới của lá. Chúng hút nhựa ở các mô non ở lá, chồi; làm hỏng chồi, lá thủng lỗ chỗ và bị héo vàng. Đây cũng là vật thể trung gian truyền virus cho dưa lưới.

  • Cách xử lý nhện đỏ gây hại trên dưa lưới

Trong tự nhiên, có một số loại côn trùng sử dụng nhện đỏ là thức ăn như bọ rùa Stethorus, bọ trĩ 6 chấm Scolothrips sexmaculatus. Bạn có thể tận dụng chúng thành các loài thiên địch để diệt nhện đỏ.

Với biện pháp hóa học, bạn có thể sử dụng các hóa chất như: SILSAU SUPER 3EC, MAY050SC, DIRECTOR 70EC,... Lưu ý rằng nhện đỏ rất dễ kháng thuốc nên bạn nên thay đổi loại thuốc mỗi lần phun.


3. RỆP

  • Danh pháp khoa học: Aphis gossypii

Rệp muội có hình dáng là những chấm nhỏ li ti, màu xanh. Chúng bám nhiều ở mặt dưới của lá. Chúng sinh trưởng mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Đây cũng là vật chủ trung gian gây bệnh nấm bồ hóng cho dưa lưới.

  • Biểu hiện gây hại:

Rệp muội gây hại ở dưa lưới từ giai đoạn cây còn non cho đến khi trưởng thành. Chúng hút nhựa cây, làm lá khô héo và vàng úa.



  • Biện pháp phòng trừ:

Tương tự như nhện đỏ, bạn có thể sử dụng một số loại côn trùng khác để tiêu diệt rệp như bọ ngựa, bọ rùa, kiến,... Trong trường hợp rệp phá hại vườn dưa lưới nặng, bạn có thể dùng một số hóa chất như Pegasus 500 SC hoặc Oncol 25 EC với nồng độ và thời gian phun tuân theo hướng dẫn trên bao bì.


4. SÂU XANH ĂN LÁ

  • Danh pháp khoa học: Diaphania indica

Sâu có màu xanh đặc trưng, dài từ 3- 4 cm. Vòng đời của sâu kéo dài khoảng 35 - 70 ngày. Đến giai đoạn trưởng thành phát triển thành bướm có màu nâu, cánh trước có đốm bạc trắng.

  • Biểu hiện gây hại:

Loài sâu hại này thường bám ở mặt dưới lá, dùng tơ cuốn lá non lại làm tổ. Chúng ăn lá non hoặc vỏ trái non, làm lá bị thủng lỗ chỗ, quả non bị thối, rụng.



  • Biện pháp phòng trừ:

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị sâu xanh như: Haihamec 3.6 EC, Karate 2.5 EC, Pegasus 500 SC, Tasieu 1.9 EC,...


5. BỌ TRĨ

  • Danh pháp khoa học: Thrips Palmi

Bọ trĩ có màu vàng, kích thước khoảng 1mm, vòng đời khoảng 16 - 20 ngày. Đây là loại côn trùng phổ biến gây hại trên hơn 40 loại cây trồng như: lúa, bắp, các cây họ đậu, cà, bầu bí,...


  • Biểu hiện gây hại trên dưa lưới:

Bọ trĩ bám chủ yếu ở mặt dưới của lá và thường xếp thành hàng dài dọc gân lá. Bọ trĩ và ấu trùng của nó hút nhựa, các chất dinh dưỡng từ mô lá. Phần lá bị hút nhựa sẽ xoăn lại và có các màng nhỏ ánh bạc. Cây bị bọ trĩ tấn công hoa thường rụng nhiều, khả năng đậu quả thấp, quả thường còi cọc và biến dạng.



  • Cách xử lý bọ trĩ gây hại ở dưa lưới

Các thuốc có hoạt chất Thiamethoxam có tác dụng ức chế loại côn trùng gây hại này. Bạn có thể phun định kỳ 1 tuần/ lần các loại thuốc chứa hoạt chất này như: Radiant 60SL, Confidor 100SL,...

Kết luận:

Hiện nay, các loại côn trùng gây hại trên dưa lưới hiện đều cần các hóa chất đặc trị để tiêu diệt chúng. Điều này làm giảm đi chất lượng của sản phẩm và là tác nhân làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nhà trồng cũng nên chú trọng các biện pháp phòng bệnh như:

  • Thăm vườn thường xuyên,

Thăm vườn thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu gây hại. Nếu bệnh gây hại còn ít, bạn hoàn toàn có thể tỉa lá, cắt bỏ các phần bị bệnh, hoặc khoanh vùng cây bệnh để dễ kiểm soát hơn.

  • Xử lý đất trước khi canh tác

Đất trồng là môi trường ủ bệnh của nhiều loại côn trùng, bệnh hại dưa lưới. Vì vậy, trước khi canh tác, đất cần được xử lý bằng các hóa chất, đảm bảo sạch mầm bệnh.

  • Trồng dưa lưới trong nhà kính

Đây là một trong những giải pháp phòng bệnh hại trên dưa lưới rất hiệu quả. Nhà kính là môi trường khép kín hoàn toàn, các loại côn trùng gây hại không thể dễ dàng xâm nhập và gây hại trên cây dưa lưới của bạn được. Đồng thời, việc kiểm soát được nhiệt độ, nước tưới trong nhà kính cũng giúp tăng sản lượng và chất lượng dưa lưới.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết sau:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI

Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219


2 views0 comments

Commentaires


bottom of page