Hôm nay, hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu về độ pH và vai trò của nó trong việc duy trì môi trường dinh dưỡng cho cây trồng nhé!
1. Độ pH của đất là gì?
Độ pH là chỉ số thể hiện độ chua (chua) hoặc kiềm (ngọt) của đất. Giá trị của độ pH nằm trong khoảng từ 0 (có tính axit nhất) đến 14 (có tính kiềm nhất). Trong vườn, đất chua thường có độ pH từ 4 đến 6,5, đất kiềm 7,5 đến 9. Chỉ số 7 được coi là trung tính.
2. Độ pH chi phối độ dinh dưỡng của đất như thế nào?
Độ pH của đất không phải là một chất dinh dưỡng nhưng nó lại chi phối mức độ dinh dưỡng của đất trồng. Một số chất dinh dưỡng chỉ có thể hòa trong môi trường axit, trung tính hoặc kiềm. Nếu gặp môi trường pH không phù hợp, cây trồng không thể hấp thụ được. Thậm chí, chất dinh dưỡng có thể bị biến đổi, phân hủy thành các chất có hại nếu gặp môi trường pH không phù hợp.
Hầu hết các loài thực vật thuộc một trong hai loại:
Những cây ưa đất từ trung tính đến hơi chua
Những cây ưa đất từ trung tính đến hơi kiềm
3. Cách điều chỉnh độ pH của đất.
Độ pH của đất là trị số hoàn toàn có thể thay đổi được. Nhà nông có thể thay đổi nhờ việc sử dụng các hóa chất phù hợp để tăng hoặc giảm độ pH.
Cách tăng độ pH của đất
Để tăng độ pH của đất, có thể sử dụng vôi bột. Vôi có tính kiềm sẽ trung hòa các gốc axit tự do có trong đất, giúp đất bớt chua hơn.
Cách giảm giảm độ pH của đất
Để giảm độ pH của đất, có thể sử dụng nhôm sunfat. Chất này được tìm thấy trong các loại phân bón dành cho cây ưa axit như đỗ quyên (Rhododendron spp.). Quá trình bón phân thông thường cho các loại cây đó sẽ tự làm giảm độ pH trong đất của chúng.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Comments