Chiết cành là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng để nhân giống hoa hồng. Chiết cành giúp duy trì được những đặc tính tốt của cây mẹ, người trồng tiết kiệm được thời gian ương cây con và một khoản chi phí đáng kể. Hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu về kỹ thuật chiết cành hồng hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
1. Những dụng cụ cần chuẩn bị khi chiết cành hồng
Chiết cành hồng là việc kích thích tạo ra rễ trên một đoạn thân. cành của hoa hồng, sau đó tách cây con khỏi cây mẹ và đem trồng. Đây là một phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng phổ biến ở nhiều thực vật như các loại cây có múi, nhiều loại hoa.
Để tăng khả năng chiết cành thành công, bạn nên chọn những cành gốc sát gốc, thường là cành cấp 2, không có sâu bệnh. Việc chiết cành có thể được thực hiện quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thích hợp là vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, hoặc mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, thời tiết mát mẻ và độ ẩm cao.
Những dụng cụ cần thiết
Để thực hiện chiết cành hồng, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ dưới đây. Bạn lưu ý nên vệ sinh sạch, tiệt trùng các dụng cụ này, tránh để việc các vi sinh vật xâm nhập vào vết khứa, ảnh hưởng đến cả cây hồng.
Dao bóc vỏ
Bao nilon, chai nhựa,..
Dây buộc,
Bầu đất: gồm đất, rơm rạ, mùn quế,...
2. Quy trình kỹ thuật chiết cành hồng
Bước 1: Khứa vỏ đoạn cành cần chiết
Bạn dùng dao cạo xung quanh phần thân gỗ, vị trí vết cứa cách gốc cành khoảng 8-12 cm. Bạn phải bóc sạch vỏ, kể cả lớp màng mỏng dưới vỏ, vì đó là tầng sinh mô. Nếu lớp này được giữ lại thì cây sẽ không ra rễ.
Bước 2: Bó bầu đất
Sau khi cạo vỏ, bạn bó một bầu đất xung quanh phần cành đó. Cành cần được quấn kín hoàn toàn để vi khuẩn gây hại không thể xâm nhập vào gây thối cành và không để hơi ẩm thoát ra. Phần đất quấn trong bầu cần có độ ẩm cao và nên có tính chất tương tự với đất của cây mẹ càng nhiều càng tốt.
Bước 3: Tách cây
Thông thường sau khoảng 20 ngày bó bầu, rễ sẽ mọc từ cành chiết. Trong khoảng 30-40 ngày, tùy vào điều kiện thực tiễn, bạn có thể tách cành đem cấy.
3. Chăm sóc cây hồng sau khi chiết cành
Bộ rễ mọc từ cây con là phát sinh từ cành nên các chức năng sinh hóa sẽ không mạnh như rễ mọc từ gốc. Vì vậy, để giảm lượng nước và chất dinh dưỡng rễ cây phải hấp thụ để nuôi cây, sau khi tách, bạn nên cắt bớt cành và lá. Trong giai đoạn đầu, bạn cũng nên để cây trong bóng râm rồi dần dần tiếp xúc với ánh sáng. Khi cây cho lứa hoa đầu tiên, bạn nên cắt bỏ, chờ cho cây phát triển đầy đủ và thích nghi hoàn toàn với môi trường.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 21
Comments