Mùn cưa vốn là phụ phẩm thừa trong quá trình sản xuất đồ gỗ, thường được sử dụng làm chất đốt. Tuy nhiên, hiện nay mùn cưa lại được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp với nhiều công dụng khác nhau. Cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu những công dụng của mùn cưa trong nông nghiệp qua bài viết sau nhé!
Công dụng 1: Mùn cưa là chất độn trong đất
Mùn cưa có thành phần chính là xenlulozơ, khả năng hút nước, giữ ẩm tốt, ít bị nấm mốc. Bên cạnh đó, quá trình phân hủy của mùn cưa trong đất còn làm tăng lượng chất hữu cơ trong đất, giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hơn. Do đó, mùn cưa là chất độn không thể thiếu khi trộn các loại giá thể trồng cây, làm nấm. Như vậy, mùn cưa có công dụng rất lớn trong việc cải tạo tính chất của đất.
Công dụng 2: Mùn cưa được sử dụng làm phân bón
Mùn cưa cũng có công dụng trong việc sản xuất phân bón. Đây là nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ cho đất trồng, kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như: lá cây, bã mía, các loại chất thải,... Mùn cưa giúp đa dạng các thành phần dinh dưỡng, đa dạng hệ thống vi sinh vật trong phân bón và thân thiện với môi trường.
Công dụng 3: Mùn cưa ngăn cỏ dại mọc
Bên cạnh hai công dụng kể trên, mùn cưa cũng có công dụng ngăn cỏ dại sinh trưởng và phát triển. Bạn có thể rắc mùn cưa ở các kẽ hở, vùng đất trống, điều này sẽ giúp hạn chế cỏ dại mọc và lan rộng.
Có thể thấy, mùn cưa là loại vật liệu hữu cơ thân thiện với môi trường, có nhiều công dụng trong nông nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới loại vật liệu này tiếp tục được nghiên cứu, từ đó tạo ra các sản phẩm có ích cho sản xuất canh tác, góp phần vào sự phát triển xanh và bền vững trong nông nghiệp.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Comments