Hiện nay, có rất nhiều phương pháp nhân cành cúc như giâm cành, giâm ngọn, gieo hạt,.... Trong đó, giâm cành là phương pháp phổ biến nhất.Hôm nay, hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu về kỹ thuật giâm cành cúc qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đặc điểm của kỹ thuật giâm cành cúc
Giâm cành cúc là gì?
Giâm cành cúc là phương pháp nhân giống vô tính hoa cúc. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt một đoạn cành giâm vào đất, kích thích cho đoạn cành mọc rễ và phát triển thành một cây con mới.
Ưu điểm:
Cúc giâm cành có bộ gen giống hệt với cây cúc giống. Vì vậy, nếu chọn cây mẹ có những đặc tính tốt để nhân giống, bạn sẽ thu được rất nhiều cây con có đặc tính tốt.
Nhược điểm của giâm cành cúc
Tuy nhiên, việc giâm cành cúc cũng có những hạn chế nhất định. Cây hình thành từ phương pháp giâm cành sẽ có tuổi thọ thấp hơn so với cây được trồng bằng hạt giống.
Thời điểm thích hợp để giâm cành
Để việc giâm cành đạt hiệu quả cao, bạn nên lựa chọn những ngày thời tiết ấm áp, mát mẻ từ 20-28 độ C, độ ẩm cao trên 75% để kích thích việc ra rễ của cành được giâm. Do vậy, việc giâm cành được thực hiện phổ biến vào mùa xuân có mưa phùn.
2. Các điều cần chuẩn bị để giâm cành cúc
Để thực hiện giâm cành cúc, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
Cây giống
Cây cúc dùng để nhân giống cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Cây mẹ được chọn cần sạch sâu bệnh, nên là các giống thuần chủng được nuôi cấy mô. Thông thường, cây mẹ trồng khoảng 25-30 ngày là có thể tiến hành cắt cành để giâm.
Sau mỗi lần bấm cành sẽ có nhiều nhánh xuất hiện, bạn cần tỉa bớt các nhánh con, chỉ nên giữ lại 4-6 nhánh tốt nhất cho lần giâm tiếp theo. Thông thường, Một cây mẹ có thể thực hiện giâm cành 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 20-30 ngày.
Đất dùng để giâm cành
Đất dùng để giâm cành cúc cần tơi xốp, có độ thoát nước tốt, thường là đất phù sa, đất phùn ao, đất thịt nhẹ, bùn ao để rễ cây con dễ phát triển và lan rộng. Lên làm luống cao thuận tiện cho việc thăm nom và chăm sóc.
Bạn có thể trộn đất với trấu, mùn mục để tăng độ ẩm cho đất. Đất nên được xử lý trước ít nhất 1 tuần hết các mầm bệnh. Không nên trộn các loại phân vào đất giâm cành.
Bên cạnh đó, cây giâm cành cần để ở trong nơi thoáng mát nên bạn cần chuẩn bị các loại lưới che nắng, nhà màng…. .
3. Các bước giâm cành cúc
Chọn cành giâm
Bạn nên chọn những cành ở ngọn non có chiều dài từ 8-10cm, có 1 búp và có từ 4-6 lá. Cành cần cắt vát để tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, đẩy nhanh quá trình ra rễ. Sau khi cắt, không nên giâm cành luôn mà nên để cành khô nhựa tự nhiên từ 2-4 tiếng ở nơi râm mát, không nên để cành qua đêm, khô quá lâu.
Giâm cành xuống đất
Giâm cành sâu xuống đất từ 3-5 cm, với mật độ khoảng 1000 cành/m2, giữ khoảng cách giữa các cành giâm là 3cm. Đất giâm cành cần được ẩm ướt, khi ấn tay xuống có vết tỳ xuống là đạt độ ẩm.
Chăm sóc cành giâm
Sau khi đã giâm cành, nơi giâm cành phải kín gió và râm mát, hạn chế ánh sáng trong 1 tuần đầu tiên để cây tập trung phát triển rễ non. Sau tuần đầu tiên, cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với cường độ và thời gian tăng dần. Thông thường, sau khoảng 2 tuần, cây sẽ ra rễ.
Chế độ nước tưới
Đất giâm cành luôn luôn phải được giữ ẩm. Việc tưới nước nên được thực hiện nhẹ nhàng, tránh để lực tưới nước mạnh làm cành giâm bị lay động, ngã đổ, xê dịch. Bạn có thể dùng bình xịt nhẹ nhàng lên các gốc cây. Bên cạnh đó, không nên tưới quá nhiều nước trong một lần mà nên tưới nước để đất đủ ẩm, tránh để nước đọng làm thối cành.
Chăm sóc cây con sau khi giâm cành
Sau khi đánh cây khỏi vòng và đem trồng, tách cây con trồng, tưới nước và chăm sóc như bình thường.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
コメント