Phân bón lá là dạng phân được bón qua lá cây dưới dạng lỏng, chứa các chất dinh dưỡng cần thiết. Loại phân này được sử dụng ngày càng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về hiệu quả thực sự của nó. Hôm nay, Giải Pháp nông nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái sẽ giúp bạn giải đáp 5 câu hỏi phổ biến nhất khi sử dụng loại phân này nhé!
1. Thực vật có thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá không?
Để trả lời câu hỏi, các nhà khoa học H.B. Tukey & S.H. Wittwer từ Đại học Bang Michigan, Hoa Kỳ đã tiến hành làm các thí nghiệm nghiên cứu. Lá cây được phun kali (K) và phốt pho (P). Sau khi dùng máy Geiger đo sự hấp thụ, di chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng này trong cây, họ phát hiện ra rằng các chất dinh dưỡng di chuyển với tốc độ khoảng 0,3 m/h đến tất cả các bộ phận của cây. Như vậy, lá cây hoàn toàn có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và chuyển đi các bộ phận khác.
2. Các chất dinh dưỡng của bón qua lá được hấp thụ như thế nào?
Trên bề mặt lá có các “lỗ chân lông”- lỗ giữa các cấu trúc tế bào và các lỗ khí khổng. Các chất dinh dưỡng sẽ qua các vị trí này để đi vào cơ thể thực vật.
Hiện nay, đã có những thí nghiệm chứng minh các chất dinh dưỡng được hấp thụ trực tiếp qua lá tốt hơn từ 10 đến 12 lần so với qua rễ. Thí nghiệm về khả năng hấp thụ urê của lá đã được tiến hành trên chuối và cacao. Có tới 65% lượng urê được hấp thụ trong vòng 25 phút, chủ yếu bởi các lá non và mặt dưới của lá. Chuối hấp thụ toàn bộ lượng Urê trong 30 giờ và với cacao là 24 giờ.
3. Việc bón phân qua lá có hiệu quả như bón phân qua rễ?
Dùng phân bón lá là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguyên tố vi lượng. Bón phân qua lá có thể chuyển chất dinh dưỡng trực tiếp đến bộ phận cần chất dinh dưỡng của cây, thay vì phải vận chuyển đường vòng từ rễ đi lên. Ví dụ như, dùng phân bón lá cho cà chua trước thời kỳ đậu hoa có thể làm tăng đáng kể sản lượng trái.
Một số chất dinh dưỡng, ví dụ như Boron (B), ít di chuyển trong cơ thể cây, thậm chí là bất động. Nếu nhựa cây có chứa các loại đường như sorbitol và mannitol, thì Boron sẽ tạo phức với các loại đường này và di chuyển tự do trong cây. Tuy nhiên, trong thực vật có múi, sucrose là một loại đường nhựa chính và nó không tạo phức với boron, vì vậy Boron có xu hướng gần như bất động. Trong trường hợp này, dùng phân bón lá chứa Boron sẽ hiệu quả hơn dùng phân bón rễ.
4. Bón dinh dưỡng qua lá có thể thay thế bón đất được không?
Không phải loại phân nào cũng thích hợp để bón cho lá. Ví dụ như khi dùng phân NPK qua lá, người nông dân cần đặc biệt lưu tâm vì nếu bón thừa sẽ gây ra hiện tượng cháy lá do thừa muối và axit. Trong trường hợp cần dùng một lượng lớn NPK, bón phân qua rễ nên được ưu tiên hơn. Vì vậy, người nông dân nên phối hợp cả 2 loại phân này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
5. Tác động của việc bón phân qua lá đối với các cây trồng thủy canh như thế nào?
Các loại hình canh tác không có đất, ví dụ như hệ thống thủy canh, rễ cây thường khó hấp thụ một số chất khoáng. Hiện tượng thiếu vi lượng sắt xảy ra ở nhiều loại cây trồng thủy canh khi nhiệt độ môi trường giảm.
Bên cạnh đó, các dung dịch thủy canh có thể cung cấp thừa lượng nitrat vì đây thường là dạng nitơ duy nhất hòa tan trong dung dịch thủy canh. Cần bón phân Nitơ Amoni qua lá để cân bằng dinh dưỡng cho cây. Như vậy, việc dùng phân bón lá là điều cần thiết với cây trồng thủy canh.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Comments