Nhờ sự phù hợp về khí hậu, thổ nhưỡng, Đà Lạt là một trong những vùng canh tác khoai tây lớn nhất cả nước. Khoai tây Đà Lạt có chất lượng đồng đều, nhiều dinh dưỡng, giá trị thành phẩm cao, mang lại hiệu quả kinh tế tốt cho người trồng. Hôm nay, hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu về kỹ thuật trồng khoai tây Đà Lạt nhé!
1. Kỹ thuật trồng khoai tây Đà Lạt
Nhờ khí hậu thích hợp, ở Đà Lạt, khoai tây có thể trồng được quanh năm. Trong đó, vụ mùa chính có thời gian thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 5, tương ứng với mùa khô. Để trồng khoai tây Đà Lạt, bạn có thể chọn loại đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát, đảm bảo độ tơi xốp thích hợp cho các loại cây trồng lấy củ. Trước khi trồng nên bón lót phân chuồng, đạm và lân trước khoảng 1 tuần, tránh cho củ khoai giống tiếp xúc với phân dễ gây mốc, hỏng.
Để trồng khoai tây, bạn cần lót 1 lớp rơm rạ rồi rải 1 lớp đất mỏng lên rồi đặt các củ giống nằm ngang và so le. Bạn cũng cần lưu ý đặt mầm khoai hướng lên trên. Tiếp theo, dùng các chất mùn như trấu, bột phủ một 1 lớp mỏng rồi dùng rơm rạ phủ lên toàn bộ luống. Độ dày của lớp che phủ trên cùng là khoảng 8-10 cm. Sau khi che phủ cần tưới nước để làm ẩm toàn bộ bề mặt.
2. Kỹ thuật chăm sóc khoai tây Đà Lạt
Nước
Khoai tây Đà Lạt cần đất ẩm để có thể phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình chăm sóc, bạn cần lưu ý tưới nước thường xuyên, tránh để tình trạng đất bị khô nẻ, ảnh hưởng đến chất lượng củ.
Phân bón:
Trung bình, 1 ha khoai tây Đà Lạt cần từ 15-20 tấn phân chuồng hoai mục, 250-300kg đạm urê, từ 350-400 kg supe Lân và 150-200 kg Kali Clorua.
Lượng phân bón cần được chia thành 1 lần bón lót và 2 lần bón thúc như sau:
Bón lót: bao gồm toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân, ⅓ lượng phân đạm và ⅔ lượng phân kali
Bón thúc lần thứ nhất: sau khi cây cao khoảng 18-24cm: dùng ⅓ lượng đạm và ⅓ lượng kali. Do đây là thời gian cây đang phát triển và hoàn thiện các chức năng nên không bón phân trực tiếp vào gốc mà bón vào mép luống hoặc giữa các luống.
Bón thúc lần hai: thực hiện sau lần 1 từ 2-3 tuần, sử dụng lượng phân còn lại.
Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc khoai tây Đà Lạt, bà con cần loại bỏ những cây bệnh để hại chế các bệnh hại.
3. Kỹ thuật thu hoạch khoai tây Đà Lạt
Thông thường, sau khi trồng khoai tây từ 4-6 tháng là có thể thu hoạch được. Khi thấy lá cây chuyển sang màu vàng, rụng lá là bắt đầu có thể thu hoạch. Khi thu hoạch nên phân loại sẵn cỡ khoai để tiết kiệm thời gian, cũng như hạn chế việc di chuyển khoai nhiều gây xước xát. Khoai sau khi thu hoạch bảo quản ở nơi khô, tối và thoáng mát.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
コメント