top of page
khanhha28022001namdinh

KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY TRONG NHÀ MÀNG (NHÀ KÍNH) MỚI NHẤT

Nhà màng (hay còn gọi là nhà kính) là phương pháp canh tác nông nghiệp tiên tiến hiện đại, thích hợp với rất nhiều loại cây trồng, trong đó có măng tây. Măng tây trồng trong nhà màng cho năng suất cao gấp 2-3 lần so với trồng ngoài trời truyền thống. Vậy có những kỹ thuật nào để trồng măng tây trong nhà màng? Hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!



1. Giới thiệu về cây măng tây

Măng tây là một loại cây lưu niên, lá kim có nguồn gốc từ Châu Âu và Tây Á và hiện được trồng phổ biến trên toàn thế giới. Các đọt măng tây dài từ 25 đến 30cm, đường kính cỡ 5mm, vị đắng nhẹ và được sử dụng làm nguyên liệu trong rất nhiều món ăn.

Các phân tích khoa học đã chỉ ra nước chiếm 90% thể trọng của cây măng, ngoài ra còn có các thành phần khác như glucid, lipid, cellulose,... Măng tây chứa nhiều vitamin bổ dưỡng như vitamin A, C, các vitamin nhóm B, các khoáng chất như Kali, Canxi, Magie, Sắt, Mangan, Iod. Vì vậy, măng tây được sử dụng để bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh tim mạch, ung thư,..

Măng tây được người tiêu dùng ưa chuộng vì vừa mang lại những lợi ích cho sức khỏe lại vừa ngon miệng. Loài cây này đã được trồng trên khắp cả nước với các vùng chuyên canh lớn nhất như Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên,... Khi cây sinh trưởng ổn định sẽ cho đọt măng trong thời gian rất dài. Tính trung bình trên diện tích trồng 1000m2, mỗi ngày người trồng có thể thu từ 20-30kg với giá bán dao động 60.000- 90.000 đồng/kg, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người trồng.


2. Ưu điểm của trồng măng tây trong nhà kính

Trồng măng tây trong nhà lưới là phương thức canh tác hiện đại được áp dụng ngày càng phổ biến. Những ưu điểm của phương thức này có thể kể đến như:

  • Cách trồng cây hạn chế những tác động xấu từ môi trường bên ngoài như mưa lớn, gió lốc làm cây bị gãy đổ, nghiêng ngả

  • Duy trì độ xuyên sáng ổn định như cây trồng ngoài thời, nhiệt độ trong nhà màng ổn định giúp măng tây sinh trưởng tốt nhất

  • Hạn chế sâu bệnh hại, hạn chế được lượng đáng kể thuốc trừ sâu

Trồng măng tây trong nhà kính tuy tốn kém chi phí đầu tư ban đầu song sản phẩm đầu ra ổn định và có chất lượng cao. Theo thống kê, măng tây trồng trong nhà kính có thể cho năng suất cao gấp 2-3 lần so với cây trồng ngoài trời.


3. Kỹ thuật trồng măng tây trong nhà kính

  • Kỹ thuật trộn đất trước khi trồng

Măng tây thích hợp với các loại đất giàu mùn như đất thịt nhẹ, đất pha cát. Để đạt năng suất tối ưu, bạn có thể bổ sung các chất hữu cơ theo tỷ lệ: 2 đất: 1 phân hữu cơ: 1 vỏ trấu/ xơ dừa và ủ trước khi trồng khoảng 3-4 tuần.

Đất trồng cũng cần được lên luống cao khoảng 30 - 50 cm, giữa các luống là rãnh thoát nước rộng khoảng 1,8m - 2m. Độ dốc của luống không vượt quá 8% chiều cao của luống.

  • Chuẩn bị giống cây

Hiện nay, măng tây được các nhà vườn mua cây giống từ các vườn ươm. Măng tây được trồng bằng hạt giống. Cần 0.5 kg hạt giống cho 1 Ha măng. Vỏ hạt măng tây rất cứng nên cần ngâm khoảng 1 ngày với nước ấm khoảng 55 độ, cứ sau mỗi 4 tiếng thay nước và chà hạt. Sau khi ngâm, lấy khăn ẩm bọc kín hạt. Sau 2 ngày thì hạt sẽ bắt đầu nứt nanh, đem trồng dưới đất sâu khoảng 2cm. Măng tây sẽ được ươm trong vườn khoảng 3 tháng trước khi đem trồng trong nhà kính rộng hơn.

  • Kỹ thuật trồng măng

Hố trồng măng cần đào sâu khoảng 0,5m. Người trồng cần lưu ý giữ khoảng cách giữa các cây măng khoảng 0,5 m, giữa các hàng từ 1,1- 1,5m. Măng tây có thể trồng theo hàng đơn hoặc hàng đối với mật độ cụ thể như sau:

  • Với hàng đơn: Mật độ khoảng 18.000 cây/ha.

  • Với hàng đôi: Mật độ phù hợp 27.000 cây/ha.

4. Kỹ thuật chăm sóc măng tây trong nhà kính

Trong quá trình chăm sóc măng trong nhà kính, người trồng cần lưu ý những điều sau:

  • Duy trì nhiệt độ trong nhà kính (nhà màng) khoảng từ 25- 35 độ.

  • Chế độ nước tưới:

Để tăng khả năng thoát nước chúng ta tạo mặt liếp đất trồng măng tây theo phương dốc nghiêng về phía hai bên mép, hằng ngày thực hiện tưới nước bằng phương pháp tưới thấm kết hợp việc bón phân qua rãnh; hay phun sương tưới nhồi 1 giờ tưới + 1 giờ nghỉ; hay có thể thực hiện tưới nhỏ giọt để giữ ẩm

  • Phân bón:

Người trồng có thể dùng phân NPK 16-16-16. Với liều lượng: 150kg/Ha kết hợp với xới xáo, làm cỏ và vun gốc nhẹ, sau 15 ngày tiếp theo lại thực hiện bón phân, tăng lượng phân bón NPK lên 200kg, 250kg, 300kg/Ha.

Thực hiện bón phân sau mỗi lần thu hoạch: Phân hữu cơ 10-20 tấn/Ha, hoặc 1 tới 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + khoảng 300- 400 kg NPK 16-16-16 kết hợp với cắt hạ ngọn để kích thích ra măng tây.

Bên cạnh đó, nhà vườn thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như nhiễm sâu bệnh, hư hỏng hoặc chết thì trồng măng tây bổ sung ngay. Khi bụi măng chuyển thành màu vàng, tức là măng tây đã già, kém chất lượng, không còn năng suất. Khi đó, bạn cũng cần chăm sóc những cây măng tây con, loại bỏ cây măng tây mẹ đã già cỗi. Thời gian trung bình của 1 cây măng tây mẹ là từ 2 tới 3 tháng.


5. Kỹ thuật thu hoạch măng tây

Khi đạt chiều cao 25- 30cm, măng tây cần được thu hoạch ngay trong ngày. Nên thu hoạch măng vào sáng sớm, bẻ sát gốc từng đọt măng. Người trồng măng cũng lưu ý khi vừa thu hoạch xong không nên tưới nước hoặc bón phân ngay vì những chỗ bị bẻ rất yếu và dễ bị nhiễm bệnh.


CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI

Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219


0 views0 comments

Comentários


bottom of page