top of page
khanhha28022001namdinh

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRONG NHÀ KÍNH

Nấm rơm là một loại thực phẩm dinh dưỡng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, bên cạnh cách trồng ngoài trời truyền thống, việc trồng nấm rơm trong nhà kính đang ngày càng phổ biến do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hôm nay, hãy cùng GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI tìm hiểu về kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kính đem lại năng suất cao nhất nhé!



1. Các khâu chuẩn bị trước khi trồng nấm rơm trong nhà kính

  • Chuẩn bị meo giống nấm rơm

Bạn cần tránh mua bịch meo giống có các dấu hiệu bất thường như: có mùi hôi, chua, nhão, loang lổ, mốc,... Các bịch meo giống chuẩn sẽ nặng khoảng 100- 150g. Khi mua về mà chưa sử dụng, meo nấm cần được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ từ 25-28 độ C.

  • Chuẩn bị rơm

Rơm để làm nấm cần được phơi khô, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của rơm, không được mục nát hoặc có dấu hiệu mốc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm mùn cưa hoặc bã mía.

  • Chuẩn bị nhà kính trồng nấm

Bạn có thể trồng nấm rơm trong nhà kính quanh năm, dù là mùa mưa hay mùa khô. Nhà kính trồng nấm cần phải cao ráo, sạch sẽ và được khử trùng trước khi trồng nấm. Có một lưu ý nhỏ là: Nếu nhà kính đã từng trồng nhiều vụ nấm, các vụ nên cách nhau 1-2 tuần để đảm bảo nấm cho chất lượng tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ như: trụ, dụng cụ tưới nấm, nhiệt kế, nhiệt ẩm,... Những dụng cụ này nên được tiệt trùng trước khi sử dụng. Bạn có thể sử dụng tủ hấp tiệt trùng hoặc đun sôi chúng.


2. Quy trình làm nấm rơm trong nhà kính

Về cơ bản, kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà kính tương tự như với kỹ thuật trồng nấm thông thường. Quy trình làm nấm trong nhà kính bao gồm các bước sau:

  • Ủ rơm chín

Đây là khâu quan trọng để nấm cho năng suất cao, làm rơm chín, phân hủy một số độc có trong rơm. Kích thước mô ủ: chiều ngang 2m, chiều cao 1,5 m, chiều dài tùy vào lượng rơm. Chất thành từng lớp cao 2-3 tấc tưới nước dậm dẻ, sau đó chất rơm đến khi có chiều cao 1,5 m. Sau khoảng 7 ngày tiến hành đảo rơm, ủ cho rơm chín đều có thể rải vôi bột trong lúc ủ rơm xử lý đất và cho rơm mau chín.

  • Tiến hành xếp mô và chất meo giống thành các trụ

Dỡ bỏ toàn bộ lớp rơm đã phủ ở ngoài rồi lấy rơm đã ủ bên trong để mang đi xếp thành mô trồng nấm. Rải một lớp rơm đã ủ lên trên mặt liếp và tưới nước. Dùng tay đè đặt rơm trên mặt liếp, đảm bảo độ cao 20cm và rộng 50cm. Rải meo giống vào dọc hai bên luống, cách mép luống 5 - 7cm, rải 3 lớp. Đến lớp thứ 3 thì chỉ rải rơm khô lên với độ dày 4 – 5cm.

  • Chăm sóc

Tưới nước ngày 1 lần có thể tưới bằng máy bơm, moter, hoặc bằng thùng có gắn búp sen. Khi tưới có thể kết hợp dùng HVP (3 lít/1000m mô), thuốc kích thích: HQ 201, Atonik để nấm lớn nhanh, thuốc Sumithion để phun trước khi rải meo.

Thời gian từ lúc ủ đến lúc chất rơm thành trụ và thu hoạch nấm thành phẩm từ 27 - 29 ngày. Sau khi có nấm rơm, mỗi ngày đều thu hoạch, kéo dài trong suốt 20 ngày.



3. Những lưu ý môi trường

Trong quá trình trồng nấm, bạn cần chú ý kiểm soát các thông số môi trường sau để đạt năng suất cao nhất.

  • Nhiệt độ:

Nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm rơm phát triển là từ 28 đến 30 độ C. Ngoài khoảng nhiệt độ này, nấm rơm phát triển chậm hoặc có thể chết.

  • Nước

Nguồn nước để tưới nấm phải là nguồn nước sạch, nếu không, nguồn nước có thể đưa các loại vi khuẩn có hại vào trong nhà nấm. Bạn dùng vòi phun hoặc vòi hoa sen tưới trực tiếp nên các mô nấm. Để tối ưu, bạn có thể dùng hệ thống tưới nước dạng phun sương hoặc hệ thống nước tưới nhỏ giọt.

  • Ánh sáng

Nấm rơm không có chất diệp lục nên không cần ánh sáng quá nhiều ánh sáng. Trong một ngày, nấm cần được chiếu sáng 2 lần, mỗi lần từ 30 phút đến 1 tiếng. Nguồn sáng có thể là ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng đèn nhân tạo, tuy nhiên, không sử dụng ánh sáng có cường độ mạnh.


4. Thu hoạch nấm và bảo quản

  • Thu hoạch

Có thể thu nấm vào lúc sáng sớm trước 6 giờ sáng và vào thời gian buổi chiều từ 16 - 17 giờ chiều. Khi chọn hái nấm rơm, bạn chọn những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Khi hái không được để sót chân nấm, vì chân nấm khi bị sót lại sẽ thối rữa làm hỏng các mầm nấm non bên cạnh. Nấm sau khi thu hoạch tốt nhất nên được bảo quản lạnh để giữ được hương vị và chất dinh dưỡng.



  • Vệ sinh nhà trồng sau thu hoạch

Sau thu hoạch, bạn cần dọn dẹp vứt bỏ hết các mô nấm ra khỏi nơi trồng. Bạn có thể tận dụng các mô nấm này ủ làm phân vi sinh.

Dọn sạch nhà trồng, mở toàn bộ cửa thông gió để ánh sáng có thể chiếu rọi vào nơi trồng nấm. Phơi khu nhà trồng nấm từ 5-7 ngày trước lúc trồng đợt mới, lau chùi và phơi kệ trồng, quét vôi và nước muối lên kệ theo tỷ lệ (muối/vôi = 1/1).


5. Kết luận

Trồng nấm rơm trong nhà kính là mô hình trồng nấm tối ưu, phù hợp với nhiều vùng miền trên cả nước. Tuy tốn kém chi phí đầu tư ban đầu, song cách làm này hạn chế ảnh hưởng của thời tiết. Đồng thời người trồng có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của nấm trồng; nấm tạo ra có chất lượng đồng đều, vị ngọt thanh và sản lượng ổn định. Bạn có thể cân nhắc đầu tư mô hình này để tạo ra nguồn cung nấm ổn định và có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường nấm đang tăng lên.

------------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI

Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219


0 views0 comments

Comments


bottom of page