Khí hậu mát mẻ quanh năm của Đà Lạt là điều kiện thích hợp cho rất nhiều loại cây trồng và hoa, trong đó có cây Atiso. Hiện nay, Đà Lạt là vùng trồng Atiso lớn nhất của cả nước với hơn 150 ha, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người trồng. Hôm nay, hãy cùng Giải pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Atiso Đà Lạt nhé!
1. Nguồn gốc của Atiso Đà Lạt
Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, miền Nam châu Âu. Đây là loại cây thân thảo có chiều cao từ 1-2m, có lông phủ trắng toàn thân. Tại Việt Nam, Atiso được trồng nhiều tại các khu vực có độ cao trên 1200m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, Tam Đảo và Đà Lạt. Trong đó, khu vực Đà Lạt và các huyện lân cận là vùng trồng Atiso lớn nhất cả nước với hơn 150 ha.
2. Giá trị kinh tế của hoa Atiso Đà Lạt
Hầu hết các bộ phận của Atiso Đà Lạt như thân, lá, hoa đều được sử dụng dưới dạng tươi hoặc các dạng bào chế khô. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong Atiso chứa nhiều các hoạt chất quý có lợi cho sức khỏe con người, có thể kể đến như:
Hỗ trợ tiêu hóa, giảm các chứng đầy hơi, khó tiêu
Thanh nhiệt, làm mát và giải độc gan
Tốt cho đường tiết niệu, hỗ trợ lợi tiểu
Nâng cao sức khỏe, sức đề kháng
Tại các vùng trồng chuyên canh Atiso tại Đà Lạt, các sản phẩm của Atiso được thu hái và sử dụng cho các ngành chế biến dược phẩm, hóa mỹ phẩm, thực phẩm. Những sản phẩm từ Atiso rất đa dạng như các loại thuốc, các loại trà thảo mộc, nước cốt, mứt, xà bông, mỹ phẩm. Đây chính là nguồn đầu ra ổn định, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người trồng Atiso. Lợi nhuận trung bình trên 1000m2 trồng Atiso vào khoảng 80 - 90 triệu đồng/ vụ.
3. Kỹ thuật trồng Atiso Đà Lạt
Chọn thời gian trồng Atiso Đà Lạt
Thông thường, người trồng sẽ gieo Atiso vào đầu mùa hè (vào dịp tháng 4-5) và cho thu hoạch vào mùa xuân sang năm (vào dịp tháng 2-3 năm sau).
Chọn vị trí trồng Atiso
Vị trí thích hợp nhất để trồng hoa atiso là những nơi đón nhiều ánh nắng mặt trời, cao ráo và thoát nước tốt. Đất trồng cần mềm, là đất thịt trung bình, tơi xốp, có độ ẩm trên 75% và độ pH từ 5,5 - 6,5. Trước khi trồng , đất cần được bón lót bằng phân chuồng đã hoai mục với tỷ lệ khoảng 60m3/1 ha.
Chuẩn bị giống cây
Atiso được nhân giống bằng cách tách mầm từ cây mẹ. Người trồng sẽ tách các chồi con từ gốc cây đã thu hoạch để đem trồng. Mỗi gốc cây mẹ có thể cho từ 3-5 chồi con. Đây là phương pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí giống cho người trồng nên được sử dụng phổ biến nhất.
Bên cạnh đó, Atiso còn được trồng bằng hạt giống. Hạt giống cần được xử lý nứt vỏ rồi đem gieo vào các khay nhỏ để nơi thoáng mát, duy trì độ ẩm ổn định. Khi cây con đạt tiêu chuẩn, cứng cáp thì đem gieo ra vườn lớn.
Mật độ trồng cây
Atiso Đà Lạt khi trưởng thành có độ cao trung bình khoảng 1,2m, tỏa tán lá rộng. Vì vậy, khi trồng cây con, bạn nên giữ khoảng cách khoảng 20cm giữa các cây, khoảng 30cm giữ các hàng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Mật độ cây sẽ khoảng 11.000 cây / ha (tương đương 10 cây/m2).
4. Cách chăm sóc Atiso Đà Lạt
Lưu ý về nước khi chăm sóc Atiso Đà Lạt
Atiso Đà Lạt cần nhiều nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình. Việc tưới nước cần được thực hiện thường xuyên nhằm duy trì độ ẩm đất từ 70- 80%. Trong trường hợp thời tiết mưa nhiều, người trồng nên xử lý chống úng nước cho cây.
Lưu ý về phân bón khi chăm sóc Atiso Đà Lạt
Sau khi trồng ra vườn khoảng 1 tháng, cây con đã bén rễ và thích nghi với môi trường, bạn có thể bón thúc định kỳ cỡ 40 ngày/ lần. Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân sinh học để chất lượng thu hoạch tốt nhất.
Lưu ý về sâu bệnh:
Một số loại côn trùng gây hại trên Atiso thường gặp nhất là: rầy mềm, kiến đỏ, sâu xám, bọ phấn,... Khi phát hiện bệnh bạn nên sử dụng các biện pháp sinh học, các dạng bẫy thủ công, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
Bên cạnh đó, việc tỉa lá và làm cỏ cũng cần được thực hiện thường xuyên để giữ cho vườn Atiso luôn thông thoáng, hạn chế các loại nấm gây bệnh phát triển.
5. Thu hoạch hoa Atiso Đà Lạt
Thu hoạch lá
Có thể thu hoạch lá Atiso lần đầu vào đầu tháng 12, lần hai cách lần 1 khoảng 2-4 tuần. Những chiếc lá có tỷ lệ phần lá nhỉnh hơn cuống một chút (khoảng 55:45) có thể thu hoạch được. Lá thu về cần tách riêng lá và cuống, thái nhỏ lá, phơi khô và để trong túi nilon nơi khô ráo.
Thu hoạch hoa
Trong vụ đầu tiên, mỗi cành Atiso sẽ chỉ cho từ 1-3 bông; các năm sau đó, khi cây phát triển ổn định sẽ cho từ 7-8 bông/ cành.
Nên thu hoạch khi Atiso khi lá bông bắt đầu mở sẽ giữ được độ ngọt tự nhiên, nếu trễ hơn hoa sẽ cứng, khiến việc sử dụng gặp khó khăn. Khi thu hoạch, bạn dùng dao cắt cả bông và cuống bông, vị trí cách gốc chồi khoảng 4-6 cm.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Comments