Tại Việt Nam, Địa Lan là một loài hoa cảnh khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong các dịp lễ tết, trang trí. Bên cạnh các giống địa lan được tìm thấy trong tự nhiên, có rất nhiều các giống địa lan được lai tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng. Hôm nay, hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc hoa Địa Lan nhé!
1.Giới thiệu chung về hoa địa lan
Nguồn gốc của địa lan
Nguồn gốc của địa lan bắt nguồn từ châu Á, cụ thể là ở miền Tây Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu cận nhiệt. Địa lan hiện đã được trồng phổ biến trên toàn thế giới với khoảng 60 loài khác nhau.
Đặc điểm sinh học của hoa Địa Lan
Địa lan là một loài thực vật thuộc họ Orchid (phong lan), chi Cymbidium. Rễ cây phân nhánh ít. Giả hành khá nhỏ, là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Thân cây rất ngắn, chỉ dài khoảng 5cm và đường kính thân chừng 2cm. Hoa địa lan có hình tròn, mang vẻ đầy đặn, các màu hoa phổ biến là đỏ, trắng, vàng và tím, hoa nở khá lâu và có mùi thơm nhẹ nhàng
Tại Việt Nam, các giống địa lan tự nhiên đã xuất hiện từ rất lâu đời tại khu vực miền núi. Song, loài hoa này chỉ được trồng thực sự phổ biến vào khoảng thế kỷ 20. Hiện nay, địa lan được trồng trên khắp cả nước, các giống địa lan đẹp và nổi tiếng nhất có thể kể đến như Lan vàng Hoàng Hậu, Lan Trần Mộng, Địa Lan Tây Tựu, Địa Lan Tứ Liên, Địa Lan Đà Lạt. Trong đó, Đà Lạt là khu vực trồng địa lan chuyên canh lớn nhất cả nước, được coi là loài cây trồng chủ lực, có khả năng ứng dụng công nghệ cao, phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị.
2. Giá trị kinh tế mang lại khi trồng địa Lan
Trong văn hóa dân gian, hoa địa lan mang ý nghĩ may mắn, mang đến phúc lộc cho chủ nhân. Vì vậy, hoa được sử dụng như một món quà tặng trong các dịp lễ tết, khai trương, sinh nhật, tân gia,... Bên cạnh đó, tinh dầu địa lan có nhiều tác dụng cho làm đẹp như cấp cẩm, kháng viêm. Vì vậy, loài hoa này còn được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm.
Hiện nay, nguồn cung địa lan tại Việt Nam vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu, nguồn cung trong nước vẫn còn khá hạn chế. Điều này mở ra cơ hội cho người trồng và kinh doanh địa lan.
3. Cách chăm sóc Địa Lan
Để Địa Lan có chất lượng tốt nhất, người trồng địa lan cần lưu ý những điều sau
Đất trồng, giá thể
Tương tự như các giống lan khác, địa lan không sinh trưởng trong các loại đất thông thường mà cần có giá thể riêng. Giá thể trồng địa lan là hỗn hợp bao gồm: than củi, xơ dừa, vỏ thông, dương xỉ và rêu với tỷ lệ tương đương nhau.
Ánh sáng
Hoa địa lan thích hợp với cường độ sáng vừa phải. Để thích hợp nhất, bạn nên trồng địa lan trong nhà vườn có lưới che nắng để cây hấp thụ được lượng ánh sáng mặt trời vừa đủ. Vườn cây cần thoáng gió.
Nước
Việc tưới nước không cần thực hiện quá thường xuyên, với tần suất 2-3 lần một tuần, miễn là đảm bảo giá thể luôn ẩm ướt, tránh tình trạng bị úng nước gây ra các bệnh nấm. Một lưu ý khi tưới cây là bạn nên tưới vào buổi sáng sớm.
Nhiệt độ
Xuất phát là cây trồng cận nhiệt, Cây địa lan phát triển tốt nhất trong môi trường có nhiệt độ từ 23-26 độ C vào ban ngày, 10-15 độ C vào ban đêm
Phân bón
Người trồng địa lan có thể bón phân NPK 20 với tần suất 1 tháng/ lần. Bên cạnh đó, để bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cây như: Fe, Cu, Zn, Mo, có thể sử dụng phân bón lá để đạt hiệu quả hấp thụ tốt nhất.
Tỉa lá
Người trồng cây cần thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những lá già để tạo dáng đẹp cho cây và giữ cho môi trường xung quanh địa lan luôn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Yorumlar