top of page
khanhha28022001namdinh

LỰA CHỌN ÁNH SÁNG KHI TRỒNG CÂY: TỰ NHIÊN HAY NHÂN TẠO?

Dựa trên nguồn gốc, ánh sáng trong nông nghiệp có thể chia thành 2 loại: ánh sáng tự nhiên (từ nguồn sáng tự nhiên như: mặt trời) và ánh sáng nhân tạo (từ các thiết bị chiếu sáng). Mỗi nguồn sáng đều có những đặc điểm riêng, phù hợp cho các mục đích canh tác khác nhau. Hiểu đúng về chúng, người nông dân sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý nhất để tận dụng các ưu điểm của chúng và giảm thiểu các chi phí.


1. Ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời)



1.1 Ưu điểm của ánh sáng tự nhiên

  • Không tốn chi phí khi sử dụng ánh sáng mặt trời

Các nguồn sáng tự nhiên không tốn chi phí khi sử dụng. Chỉ cần chọn địa điểm trồng cây thích hợp, nhà nông hoàn toàn có sử dụng nguồn sáng vô tận này.

  • Ánh sáng mặt trời là nguồn sáng phổ rộng

Ánh sáng mặt trời là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có các bước sóng khác nhau dải đều từ đỏ đến tím (nguồn sáng phổ rộng). Nếu cây trồng cần nhiều hơn 1 loại ánh sáng đơn sắc (ví dụ như đỏ và cam), nhà nông có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên để cung cấp đồng thời 2 ánh sáng đó.

1.2 Nhược điểm của ánh sáng tự nhiên

  • Không thể điều khiển được cường độ sáng

Việc sử dụng được ánh sáng mặt trời phụ thuộc vào các yếu tố: vị trí địa lý và thời điểm. Về vị trí địa lý, vùng khí hậu lạnh có ngày ngắn hơn đêm nên cường độ sáng và thời gian sáng sẽ hạn chế hơn so với vùng khí hậu nóng. Về yếu tố thời điểm, mật độ và hướng ánh sáng mặt trời sẽ có sự thay đổi theo từng giờ trong ngày, từng ngày trong tháng, thay đổi giữa các mùa. Vì vậy, nhà nông cần liên tục theo dõi và có các biện pháp kịp thời để cây trồng đón được lượng ánh sáng thích hợp.

  • Chứa một số thành phần gây hại cho cây trồng

Mặt trời không chỉ là một nguồn sáng mà còn là một nguồn nhiệt lượng khổng lồ. Vì vậy, nếu tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với mặt trời, cây trồng sẽ có hiện tượng rám lá, rám trái, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong ánh sáng mặt trời cũng có một số loại tia UV gây ảnh hưởng không chỉ cho thực vật nói riêng mà cho các loài sinh vật nói chung.


2. Ánh sáng nhân tạo



2.1 Ưu điểm

  • Ánh sáng nhân tạo có thể điều khiển được

Nhà nông hoàn toàn có thể điều khiển được cường độ ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng nhân tạo. Bạn cũng có thể điều khiển được thời gian sáng trong ngày theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Tùy thuộc vào loại cây trồng, bạn có thể sử dụng các loại đèn khác nhau như đèn ống, đèn huỳnh quang, đèn Led.


  • Di chuyển được nguồn sáng

Bạn hoàn toàn có thể di chuyển vị trí hệ thống đèn để có hướng chiếu sáng phù hợp mà không phải di chuyển cây trồng hay sử dụng các dụng cụ che nắng. Bên cạnh đó, những loại đèn này tạo ra nhiệt lượng ít hơn rất nhiều so với mặt trời nên bạn không cần phải quá lo lắng về nhiệt độ của môi trường canh tác.


2.2 Nhược điểm

  • Nguồn sáng nhân tạo chỉ cung cấp những loại ánh sáng nhất định

Ánh sáng từ nguồn nhân tạo thường là ánh sáng đơn sắc. Đèn huỳnh quang và đèn LED thường chỉ phát ra ánh sáng xanh lam, trong khi bóng đèn sợi đốt chỉ tạo ra bước sóng ánh sáng đỏ. Việc chọn sai bước sóng ánh sáng có thể gây hại đến sự phát triển của cây trồng.

  • Nguồn sáng nhân tạo tốn kém nhiều chi phí

Để có thể vận hành được hệ thống chiếu sáng nhân tạo, bạn sẽ bỏ ra các chi phí lắp đặt, chi phí điện vận hành, chi phí bảo dưỡng. Điều này tốn kém hơn rất nhiều so với khi sử dụng nguồn sáng tự nhiên.



CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI

Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219





1 view0 comments

Comments


bottom of page