Đất trồng bị xói mòn, sạt lở là một trong những nhân tố nguy hiểm ảnh hưởng đến việc canh tác nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và tác động của con người. Hôm nay, hãy cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái tìm hiểu về thực trạng xói mòn đất nông nghiệp tại Việt Nam nhé!
1. ĐẤT BỊ XÓI MÒN LÀ GÌ
Đất bị xói mòn
Xói mòn đất đất là hiện tượng lớp đất trên trên bề mặt bị mòn đi, di chuyển đến vị trí khác do các tác nhân như gió, nước hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động của con người.
Nếu xói mòn quá trầm trọng sẽ dẫn đến tình trạng sa mạc hóa.
Thực trạng đất nông nghiệp bị xói mòn tại Việt Nam
Hiện nay, tình trạng đất nông nghiệp bị xói mòn, thoái hóa Việt Nam đang ngày một trầm trọng, đặc biệt là ở khu vực duyên hải miền Trung, khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam. Biểu hiện của việc này là sự xuất hiện thường xuyên hơn của các trận lũ lụt, sạt lở đất..
2. NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐẤT BỊ XÓI MÒN
Nguyên nhân trực tiếp khiến đất bị xói mòn bắt nguồn từ tác nhân như gió và nước.
Xói mòn do gió
là hiện tượng đất bị thay đổi, cuốn đi, mất đi trật tự ban đầu do tác động của sức gió ở một ngưỡng nhất định. Xói mòn do gió diễn ra tại nơi có những đặc điểm như:
Đất tại khu vực đó thường là đất cát hoặc đất bị vỡ thành các mảnh vụn nhẹ.
Có ít thực vật che phủ bên trên để cản lại sức gió.
Khi sức gió đủ lớn sẽ cuốn các mảnh đất di chuyển đến các vị trí khác, làm đất bị xói mòn. Nguy hiểm nhất là khi sức gió lớn trên 15m/s sẽ tạo thành các cơn lốc bụi, cuốn đi một lượng đất lớn và phủ kín khu vực dân cư ở vị trí khác.
Phần đất ở lớp dưới khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân tự nhiên sẽ bị biến đổi khô và vỡ vụn, tiếp tục bị cuốn đi.
Xói mòn do nước
Xói mòn do nước là hiện tượng đất bị cuốn trôi theo lực của dòng nước. Nếu dòng nước đủ mạnh có thể hình thành nên các trận lở đất, lũ ống, cuốn theo bùn đất xuống khu vực thấp hơn, ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Bên cạnh những tác nhân tự nhiên, những hoạt động của con người cũng tác động tiêu cực nên kết cấu của đất, gián tiếp làm gia tăng tốc độ xói mòn đất:
Khi thực hiện những phương thức canh tác truyền thống, đốt rừng làm nương rẫy, tính chất và kết cấu đất bị thay đổi và thoái hóa nghiêm trọng. Đất mất khả năng thoái hóa tự nhiên, trở lên khô cằn, dễ vỡ vụn và mất đi sự gắn kết, dễ bị cuốn theo các ngoại lực từ gió, nước.
Hoạt động phá rừng làm nương rẫy phá hủy hệ sinh thái tự nhiên. Cây có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, khi phá cây tạo ra đất trống, mất đi vật cản của gió.
Việc xả thải ra môi trường khiến đất bị ô nhiễm, trở lên khô cằn, dễ vỡ vụn và cuốn đi.
3.HẬU QUẢ Đất bị xói mòn đồng nghĩa với việc kết cấu đất không ổn định, mất đi hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất. Vì thế, cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, giảm năng suất trầm trọng. Nếu không được cải tạo kịp thời, khu vực đó sẽ có nguy cơ bị sa mạc hóa.
Bên cạnh đó, đất bị xói mòn có kết cấu không bền vững, dễ gây lũ quét, sạt lở đất, ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Kết luận:
Có thể thấy, việc đất bị xói mòn là một vấn đề nghiêm trọng không chỉ của riêng ngành nông nghiệp. Đất bị xói mòn đe dọa đến an ninh nông nghiệp, ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất của con người. Chúng ta cần có những giải pháp mang tính chiến lược, dài hạn để xử lý vấn đề này, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI
Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219
Comments