top of page
khanhha28022001namdinh

TỔNG HỢP NHỮNG LOẠI BỆNH GÂY HẠI PHỔ BIẾN TRÊN HOA CÚC

Sâu bệnh hại trên hoa cúc luôn là vấn đề được các nhà vườn trồng cúc lưu tâm. Sâu bệnh hại trên hoa cúc làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm cuối cùng, gây thiệt hại kinh tế cho người trồng hoa. Hôm nay, cùng Giải Pháp Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Việt Thái Thái điểm qua 4 loại sâu bệnh hại phổ biến nhất trên hoa cúc và cách phòng trị nhé!


1. Bệnh khô lá do tuyến trùng gây hại trên hoa cúc

- Nguyên nhân:

Với các vùng chuyên canh cúc, việc chỉ độc canh hoa cúc liên tục trong một thời gian dài khiến các loại bệnh hại cho cúc tích tụ, trong đó có tuyến trùng Aphelenchoides ritzemabosi gây lên bệnh khô lá. Tuyến trùng có thể tồn tại độc lập trong môi trường tự nhiên trong khoảng 6 tháng và xâm nhập vào cây bệnh thông qua khi khổng trên lá, hút nhựa cây làm cây khô héo.

Môi trường ẩm ướt là điều kiện thích hợp để tuyến trùng phát triển.Tuyến trùng lây lan nhanh qua các ngọn giâm, qua dụng cụ làm vườn. Ngoài gây bệnh khô lá trên hoa cúc, tuyến trùng còn gây hại trên dâu tây, các loại cây hoa cảnh khác.


- Triệu chứng:

Cây cúc mắc bệnh khô lá thường có các dấu hiệu phổ biến sau:

  • Có các đốm vàng xuất hiện trên mặt lá

  • Đốm bệnh lớn làm lá khô héo và xoăn lại

Ngoài gây bệnh trên lá, tuyến trùng cũng gây bệnh trên nụ, hoa và chồi. Các bộ phận của cây khi mắc bệnh sẽ bị héo xoăn lại và không thể khắc phục.



2. Bệnh lở cổ rễ do nấm gây ra ở hoa cúc

- Nguyên nhân:

Nấm Rhizoctonia solani là nguyên nhân gây ra bệnh lở cổ rễ ở hoa cúc. Mầm bệnh tồn tại trong môi trường tự nhiên và được tìm thấy ở hầu hết các loại đất. Bên cạnh đó, nấm có thể tồn tại nhiều năm trong các cây cúc đã chết dưới dạng các hạch nấm có cấu trúc cứng.

Khi gặp môi trường ẩm ướt thuận lợi như: đất bị trũng nước, nước đọng sau mưa, gốc cây rậm rạp, các bào tử nấm sinh sôi nhanh và gây bệnh. Khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho loại nấm này là từ 22 đến 28 độ C. Nấm xâm nhập vào cây chủ yếu qua các vết xước trên bề mặt thân. Bệnh có thể gặp ở cả cây con và cây trưởng thành.

Ngoài ra, nấm Rhizoctonia solani còn gây bệnh lở cổ rễ trên ngô (bắp), lúa, mía,... Bên cạnh bệnh lở cổ rễ, loại nấm này còn gây ra bệnh thối thân, bệnh cháy lá, …. gây nhiều thiệt hại trong nông nghiệp

- Triệu chứng:

Nhà vườn nêu chú ý một số dấu hiệu bất thường sau để phát hiện sớm bệnh lở cổ rễ ở hoa cúc:

  • Ở gốc cây, rễ hoặc cổ rễ xuất hiện những nốt sần màu nâu xám. Các vết bệnh loang dần ra, chuyển sang màu sẫm đen, gốc cây bắt đầu thối mục. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt, phần vết bệnh sẽ nhanh thối mục hơn.

  • Gốc cây trở lên teo, héo, hạn chế sự di chuyển của nước và các chất dinh dưỡng lên các cơ quan phía trên. Khi nhổ cây lên bị đứt ở chỗ thối mục. Hoặc cây có thể bị gãy, đổ khi gặp gió lớn tại vùng thối mục này.

Nếu cây bị vàng lá, héo lá đột ngột, nhà nông nên kiểm tra lại phần gốc, tìm các dấu hiệu bệnh.




3. Bệnh đốm lá đen do nấm gây ra ở hoa cúc

  • Nguyên nhân:

Nấm Septoria chrysanthemella là nguyên nhân gây bệnh đốm lá đen ở hoa cúc. Bên cạnh đó, loại nấm này còn gây bệnh đốm lá đen trên hoa hồng, hoa lan. Khoảng 22- 26 độ C, độ ẩm ≥ 85% là môi trường thuận lợi để nấm phát triển và gây bệnh.


  • Triệu chứng:

Dấu hiệu đầu tiên của Bệnh đốm lá đen trên hoa cúc là sự xuất hiện của các đốm đen trên các bộ phận của cây. Thông thường, đốm đen sẽ xuất hiện từ các lá ở phía gần gốc. Các đốm đen lan dần trên bề mặt lá, dẫn đến lá bị thối và rụng. Khi các nụ non, các chồi bị nhiễm bệnh sẽ dễ bị thối, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch.



4. Bệnh phấn trắng do nấm gây ra trên hoa cúc

  • Nguyên nhân

Nấm Oidium chrysanthemi là nguyên nhân gây loại bệnh này. Việc để nước đọng lại trên lá, chồi đã tạo ra môi trường ẩm ướt cho nấm ký sinh và phát triển. Bệnh cũng có thể tấn công cây khi thời tiết nóng ẩm. Loại bệnh này phát triển, lan rộng nếu gặp nhiệt độ thuận lợi trong khoảng từ 15 đến 25 độ C.

  • Triệu chứng:

Dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng là những đốm trắng nhạt, giống như hạt phấn xuất hiện trên các bộ phận của cây như lá, chồi, cành. Những chiếc lá mắc bệnh sẽ bị nhăn lại, biến dạng, dần khô héo và thối. Nụ hoa bị nhiễm bệnh sẽ bị thối, không nở hoa, cho hoa nhỏ hoặc hoa nở lệch, không cân xứng.

Nếu không xử lý kịp thời, bệnh sẽ lan khắp các bộ phận của cây, thậm chí lan ra khắp vườn hoa.



CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH Ở HOA CÚC

Nhìn chung, để phòng trừ những loại bệnh này, người trồng cúc cần thực hiện những biện pháp sau:

- Biện pháp phòng trừ

  • Sử dụng giống cây sạch bệnh

Nhà nông nên sử dụng cây giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để cây cúc có được sức đề kháng tự nhiên chống lại bệnh đốm lá đen . Bên cạnh đó, trước khi trồng cây, đất trồng nên được vệ sinh, diệt trừ mọi mầm bệnh bằng thuốc diệt nấm.

  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh.

Nhà vườn cần thăm vườn cúc thường xuyên, phát quang các bụi rậm, tạo môi trường thông thoáng để nấm gây bệnh đốm lá đen không phát triển và gây bệnh được.

  • Tránh để đọng nước trên cây

Nước đọng trên cây tạo ra môi trường ẩm ướt để rất nhiều loại nấm phát triển. Khi tưới cúc, nhà vườn nên tưới vào gốc, tránh tưới trên cao gây nước đọng trên các kẽ lá, kẽ chồi. Việc tưới nước nên thực hiện vào ban ngày để hơi nước bốc hơi, các tán lá nhanh khô.


- Biện pháp xử lý khi cây mắc bệnh

Khi phát hiện lá bị nhiễm bệnh, nhà vườn cần cắt tỉa ngay phần đó Những cây hoa bị bị bệnh quá nghiêm trọng nên được tiêu hủy để tránh làm bệnh hại lây lan. Bên cạnh đó, nhà vườn có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn trên nhãn để pha đúng liều lượng và tỷ lệ.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219




1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page