top of page
khanhha28022001namdinh

Điều làm nên màu xanh của nông nghiệp khu vực Trung Đông?


1. Những khó khăn của nền nông nghiệp tại Trung Đông

Tại Trung Đông, các yếu tố như: đất canh tác rất khan hiếm, nguồn cung cấp nước hạn chế gây bất lợi rất lớn cho việc sản xuất lương thực. Ngành lương thực phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nhập khẩu từ phía ngoài. Sự phụ thuộc này luôn là mối đe dọa lớn lên an ninh lương thực của các quốc gia, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn như hiện nay.



Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, hiện tượng sa mạc hóa ngày càng nghiêm trọng cũng là những thách thức không nhỏ với nền nông nghiệp Trung Đông. Hiện nay, tại Iran, khoảng một nửa diện tích đất canh tác là đất “chất lượng kém” do nông dân đầu tư vào các hệ thống bơm nước ngầm không bền vững, làm tăng độ mặn của đất và gây khó khăn việc tái tạo nguồn nước. Theo báo cáo của FAO (quỹ lương thực thế giới), gần ⅔ dân số Trung Đông sống trong các khu vực sống trong các khu vực thiếu nguồn nước tái tạo để duy trì canh tác.


2. Giải pháp được nền nông nghiệp Trung Đông áp dụng

Những khó khăn đó đặt ra vấn đề thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho toàn khu vực. Nông nghiệp bền vững được thực hiện trên các quy mô khác nhau của các nước khối GCC (Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh). Rất nhiều các công nghệ công nghiệp (Agritech) đã được nghiên cứu và áp dụng với mục đích: giảm chất thải nông nghiệp, giảm phân bón hóa học và ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.



Một số Công nghệ nông nghiệp (Agritech) tiêu biểu có thể kể đến như phương pháp trang trại thẳng đứng- Badia Farms tại UAE. Phương pháp canh tác không dùng đất này sử dụng ít hơn 90% so với phương pháp canh tác đồng ruộng truyền thống. Cũng tại UAE, để đối phó với hiện tượng sa mạc hóa ngày càng gia tăng, công ty Desert Control đã sử dụng công nghệ phục hồi đất trong xâm nhập mới dựa trên Đất Sét tự nhiên lòng (LNC). Mấu chốt của công nghệ là sử dụng lớp nano biến đất sa mạc kém hiệu quả thành đất màu mỡ.

Một phương pháp khác Aquaponic - được áp dụng khá hiệu quả tại Jordan nhằm quản lý hệ thống nước. Phương pháp này quản lý các dòng chảy của nước, giúp tận dụng tối đa nguồn nước canh tác, hạn chế tình trạng lãng phí.


3. COVID-19- động lực cho sự phát triển Aritech của nông nghiệp Trung Đông

Đại dịch Covid 19 và những ảnh hưởng của nó liên quan đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu đã tạo động lực cho việc phát triển các sáng kiến ​​nông nghiệp tại Trung Đông. Năm 2020, Jordan đã khởi động dự án HASSAD, nhằm mục đích cung cấp hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp agritech và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2021, đại học Hebrew của Israel cũng nghiên cứu dự án HUGROW, tập trung vào việc thúc đẩy những đổi mới sớm khả thi về mặt thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực này.


4. Những hạn chế khi áp dụng Agritech tại Nông nghiệp Trung Đông.

Các giải pháp nông nghiệp Agritech vẫn có những hạn chế nhất định. Với chi phí nghiên cứu và đầu tư cao, liệu tất cả các quốc gia có thể tiếp cận và chuyển đổi công nghệ hay không? Giá thành của các sản phẩm sản xuất theo phương pháp này cao hơn 25% so với giá nông sản nhập khẩu cũng đặt ra bài toán cạnh tranh về giá cho các cơ quan chính quyền.



Kết luận:

Chiếm 13% tỷ trọng GDP, ngành nông nghiệp Trung Đông có vai trò chiến lược quan trọng trong giữ ổn kinh tế vĩ mô quốc gia trong khu vực (theo báo cáo năm 2021 của ngân hàng thế giới World Bank). Những giải pháp công nghệ được áp dụng đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực cho nền nông nghiệp nơi đây. Dù còn nhiều điều cần cải thiện, song, đây chính là bài học kinh nghiệm quý báu cho các nền nông nghiệp khác - như Việt Nam, học hỏi và vận dụng theo.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT THÁI Văn Phòng Đại Diện: 18 Huỳnh Tấn Phát, Phường 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng Hỗ trợ kỹ thuật: 0344 002 219 #giaiphapnongnghiepcnc #biendoikhihau #phattrienbenvung


Comments


bottom of page